Bạn đang không biết làm thế nào để từ chối khéo một lời mời đi ăn tối, một lời mua hàng, một lời mời sử dụng dịch vụ. Nhưng bạn đừng lo, tất cả sẽ được wikichiase giải đáp giúp bạn trong bài viết hôm nay.
Ai trong chúng ta cũng đều từng gặp phải những tình huống như vậy. Trong lúc bạn đang ngủ, đột nhiên có một người gõ cửa rồi vào làm đảo lộn mọi thứ lên, muốn bạn mua một loại hàng mà anh ta tiếp thị, hoặc đúng lúc bạn đang làm việc, có người chạy đến quấy rầy bạn, nói huyên thuyên không ngừng nghỉ. Những tình huống như vậy quả thật đôi khi làm người khác cáu giận, nhưng không có cách nào để khắc phục, có lúc bạn lại tự trách mình đen đủi, đúng là làm người khác khóc dở mếu dở.
Nhưng lẽ nào lại không có cách giải quyết? Đương nhiên là không phải, cách giải quyết chỉ có một đó là từ chối. Cách giải quyết thì ai cũng biết, nhưng nhiều khi lại cảm thấy khó nói, hay thực sự không thể ngăn được người ta, có rất nhiều trường hợp như vậy. Cho nên ở đây có một vấn đề đó là kỹ thuật từ chối. Từ chối là một môn học sâu xa, thậm chí còn có thể nói là môn nghệ thuật.
Muốn dũng cảm từ chối thì cũng phải dám nói từ “Không“
Mà trong trường hợp này, muốn nói ra từ “không” dường như là một chuyện rất khó, nói chữ “không” cũng cần có kỹ xảo, nếu từ chối người ta quá thẳng thắn, trong suy nghĩ của người khác sẽ sinh ra tâm lý bảo thủ đố1i với bạn.
Cách từ chối khéo léo
Khi bạn buộc phải từ chối người khác những lại không muốn gây cho họ cảm giác khó chịu, tốt nhất bạn hãy làm theo các phương pháp sau :
- Nên nói rõ với người ta lý do mà mình từ chối.
- Lời lẽ từ chối tốt nhất phải kiên quyết, không nên vòng vo.
- Không nên đùn đẩy trách nhiệm sang người khác.
- Không nên dùng những lời lẽ làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của người ta.
- Giải thích việc từ chối của bạn là vì bất đắc dĩ.
Ở đây cũng cần phải nói về thái độ từ chối, là lúc mà bạn từ chối yêu cầu của người ta, nhưng lại dùng ngôn ngữ lập lờ, nước đôi thì tất nhiên sẽ tạo cho đối phương suy nghĩ khác đi, làm cho đối phương nghĩ rằng bạn không từ chối anh ta, do đó lại tìm cơ hội đến làm phiền bạn.
Mà cuối cùng dĩ nhiên sẽ phải gặp sự từ chối thẳng thắn của bạn. Điều đó rất dễ khiến đối phương sinh ra sự bất mãn nghiêm trọng đối với bạn, thậm chí còn nghi ngờ về nhân cách của bạn, lúc đó tổn thất của bạn càng thê thảm hơn.
Đương nhiên trong lúc từ chối, chúng ta nên biểu hiện một chút ôn hòa, nhẹ nhàng, nhưng nhất thiết không vì thế mà làm mất đi sự quyết đoán, kiên quyết của bạn không được lung lay lập trường.
Nếu đối phương là thông minh, để đạt được mục đích thăm dò kỹ tình hình của bạn, trước khi nói chuyện chính thức, anh ta sẽ nêu ra cho bạn một loạt các câu hỏi, trong tình huống này bạn có thể mỉm cười thay cho sự lặng im, không cần trả lời, đợi đối phương sau khi nhận ra bạn không dễ gì đối phó thì mới quay lại tấn công, thừa thế làm cho khí thế của đối phương giảm xuống, làm như vậy thì khoảng cách tới thành công sẽ cực gần.
Đương nhiên nếu vấn đề của đối phương thực sự khó có thể chấp nhận, khi dùng chữ “không” mà giải quyết được vấn đề thì bạn cũng có thể rất bình thản và nhã nhặn trả lời rằng: “Vâng, anh nói rất đúng, nhưng anh cũng nên hiểu cho nỗi khổ của tôi“.
Phải nghi nhớ rằng trong lúc từ chối người khác, không nên làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ, không nên làm họ cảm thấy tủi thân và xấu hổ. Phải suy nghĩ kỹ đến mọi việc trong quá trình bạn từ chối quan điểm của người khác, nói ra quan điểm của bạn. Còn phải suy nghĩ xem đối phương có thể chịu được về mặt tâm lý hay không, vẫn cố gắng giữ được sự tự mãn, đắc ý của đối phương.
Trên đây đã giới thiệu vài kỹ xảo từ chối người khác. Nhưng chỉ cần chú ý đến 4 chữ “Kiến cơ hành sự” có nghĩa là giải quyết theo tình hình, cũng không khó để nắm bắt.
Mỗi người đều nên vận dụng thành công phương pháp này, nắm vững một cách thành thục kỹ xảo từ chối người khác.